Chúng tôi là ai
Sứ mệnh của chúng tôi là gì ?

Luật sư trợ giúp luật tự hào với đội ngũ luật sư đầy nhiệt huyết, với kinh nghiệm trên 15 năm tranh tụng dân sự, hình sự, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, tận tâm và hiệu quả nhất. Sử dụng kiến thức pháp luật tiên tiến và cập nhật, chúng tôi tạo ra giải pháp tối ưu cho mọi vấn đề pháp lý của khách hàng, đảm bảo sự công bằng và an toàn pháp lý trong mọi tình huống.

Xem tiếp»

Dịch vụ của chúng tôi
Giải đáp pháp luật

Thứ tự ưu tiên thanh toán liên quan đến việc chia di sản thừa kế được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự 2015;
(Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.)
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.



Gọi ngay 0931 836 799

ĐỂ ĐƯỢC LUẬT SƯ TRỢ GIÚP LUẬT MỘT CÁCH TỐT NHẤT

Cần thông tin thêm vui lòng liên hệ các kênh liên lạc của chúng tôi

Chi tiết

Thu nhập từ nhận thừa kế bất động sản giữa những đối tượng nào được miễn thuế TNCN?

Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thu nhập từ nhận thừa kế bất động sản được miễn thuế TNCN giữa:

– Vợ với chồng;

– Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu;

– Cha vợ, mẹ vợ với con rể;

– Ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;

– Anh chị em ruột.

Lưu ý: Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản)

Gọi ngay 0931 836 799

ĐỂ ĐƯỢC LUẬT SƯ TRỢ GIÚP LUẬT MỘT CÁCH TỐT NHẤT

Cần thông tin thêm vui lòng liên hệ các kênh liên lạc của chúng tôi

Chi tiết

Con cái bị truất quyền thừa kế tài sản của cha mẹ khi nào?

Căn cứ theo Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

Như vậy, cha mẹ có thể truất quyền hưởng di sản của con cái và việc truất quyền thừa kế tài sản phải thể hiện nội dung này trong di chúc

Tuy nhiên, người con thuộc trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì vẫn được nhận thừa kế một phần tài sản dù cha mẹ không chia quyền thừa kế trong di chúc hay có ghi nội dung không chia tài sản cho người con.

Các trường hợp người con là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bao gồm con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Ngoài ra theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, người không được quyền hưởng di sản bao gồm:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Lưu ý: Những trường hợp trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Kết luận: Theo Bộ luật Dân sự 2015, cha mẹ có quyền truất quyền hưởng di sản của con thông qua di chúc. Ngoài ra, con có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đối với cha mẹ cũng không được hưởng di sản. Tuy nhiên, pháp luật cũng bảo vệ quyền lợi của một số đối tượng con nhất định, ngay cả khi bị truất quyền, bằng cách cho họ hưởng phần di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Gọi ngay 0931 836 799

ĐỂ ĐƯỢC LUẬT SƯ TRỢ GIÚP LUẬT MỘT CÁCH TỐT NHẤT

Cần thông tin thêm vui lòng liên hệ các kênh liên lạc của chúng tôi

Chi tiết

Thời hiệu thừa kế được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015 (Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác)
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.


Gọi ngay 0931 836 799

ĐỂ ĐƯỢC LUẬT SƯ TRỢ GIÚP LUẬT MỘT CÁCH TỐT NHẤT

Cần thông tin thêm vui lòng liên hệ các kênh liên lạc của chúng tôi

Chi tiết

Những trường hợp nào áp dụng thừa kế theo pháp luật?

 Căn cứ theo Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.


Gọi ngay 0931 836 799

ĐỂ ĐƯỢC LUẬT SƯ TRỢ GIÚP LUẬT MỘT CÁCH TỐT NHẤT

Cần thông tin thêm vui lòng liên hệ các kênh liên lạc của chúng tôi

Chi tiết

Dịch vụ tư vấn pháp luật về doanh nghiệp: Hướng dẫn thành lập công ty trọn gói

1. Tư vấn pháp luât về lựa chọn loại hình doanh nghiệp

    Hiện nay, có bốn loại hình phổ biến tại Việt Nam:

    • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty TNHH được đánh giá là phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp các thành viên dễ dàng quản lý với số vốn hạn chế.

    • Doanh nghiệp tư nhân: Loại hình này do một cá nhân đứng tên và chịu trách nhiệm hoàn toàn bằng tài sản cá nhân. Đây là lựa chọn phù hợp cho các cá nhân muốn tự kinh doanh mà không cần phân chia quyền lực với các thành viên khác.

    • Công ty cổ phần: Với hình thức này, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp và có thể chuyển nhượng cổ phần tự do. Công ty cổ phần rất phù hợp cho các doanh nghiệp muốn huy động vốn lớn từ nhiều nhà đầu tư.

    • Công ty hợp danh: Đây là loại hình kết hợp giữa công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, với sự quản lý từ hai hoặc nhiều cá nhân.

2. Chuẩn bị hồ sơ và thủ tục đăng ký doanh nghiệp

    Sau khi quyết định loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành các bước đặt tên, lựa chọn địa chỉ trụ sở và đăng ký vốn điều lệ. Một dịch vụ tư vấn pháp luật về doanh nghiệp chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ đầy đủ những bước này để giúp khách hàng chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh và hợp lệ.

    Đặt tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải đảm bảo không trùng lặp hay gây nhầm lẫn với những tên đã được đăng ký trước đó. Việc lựa chọn tên cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật, tránh gây hiểu nhầm hay vi phạm bản quyền.

    Xác định địa chỉ trụ sở: Địa chỉ này phải có thật và hợp pháp, có thể là nơi làm việc chính thức của công ty hoặc địa chỉ văn phòng đại diện nếu có.

    Đăng ký vốn điều lệ: Vốn điều lệ là tổng số vốn mà các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp vào công ty trong một thời hạn nhất định. Vốn điều lệ sẽ được ghi nhận vào điều lệ công ty và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm của các thành viên.

    Lựa chọn người đại diện theo pháp luật: Người đại diện thường là giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty và có thể là một hoặc nhiều người. Điều lệ công ty cần nêu rõ quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

3. Tư vấn pháp luật về lựa chọn ngành nghề kinh doanh

    Với những ngành nghề đặc thù như y tế, giáo dục, bất động sản, việc đăng ký cần đáp ứng các điều kiện nhất định. Dịch vụ tư vấn pháp luật về doanh nghiệp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ các quy định, đảm bảo ngành nghề đăng ký đúng pháp luật và phù hợp với chiến lược kinh doanh.

dich-vu-tu-van-phap-luat-ve-doanh-nghiep

4. Hỗ trợ thủ tục và hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

    Đội ngũ luật sư sẽ giúp khách hàng chuẩn bị các tài liệu cần thiết để hoàn tất hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:

    • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Đây là tài liệu cần thiết để cơ quan có thẩm quyền xác nhận yêu cầu đăng ký của doanh nghiệp.

    • Dự thảo điều lệ công ty: Văn bản này bao gồm các điều khoản quan trọng về cơ cấu tổ chức, quyền hạn của các thành viên và các quy định, nội quy quản trị nội bộ trong công ty.

    • Danh sách cổ đông hoặc thành viên sáng lập: Văn bản này cần cung cấp thông tin chi tiết về các thành viên góp vốn.

    • Giấy tờ chứng thực cá nhân: Bao gồm bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên và người đại diện pháp luật.

    • Văn bản xác nhận vốn pháp định (nếu có): Đối với một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, doanh nghiệp cần cung cấp xác nhận từ ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

    Trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký nếu hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan đăng ký sẽ thông báo các nội dung cần bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện.

5. Cam kết chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật về doanh nghiệp

    • Thực hiện công việc đúng tiến độ: Đảm bảo quy trình đăng ký diễn ra nhanh chóng, đúng quy định và thời gian đã cam kết.

    • Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu: Các dịch vụ tư vấn không chỉ đáp ứng yêu cầu mà còn giúp khách hàng hiểu rõ và tuân thủ quy định pháp luật, góp phần bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp lâu dài.

    • Bảo mật thông tin: Tất cả thông tin khách hàng cung cấp sẽ được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định pháp luật.

Gọi ngay 0931 836 799

ĐỂ ĐƯỢC LUẬT SƯ TRỢ GIÚP LUẬT MỘT CÁCH TỐT NHẤT

Cần thông tin thêm vui lòng liên hệ các kênh liên lạc của chúng tôi

Chi tiết

Tư vấn pháp luật thừa kế di sản có người không ký tên khai nhận

Ba và Mẹ em cùng đứng tên trên sổ hồng căn nhà hiện tại. Năm 1997, Mẹ em qua đời mà không để lại di chúc. Tuy nhiên, vào năm 2004, gia đình đã thực hiện thủ tục Tờ khai lệ phí trước bạ. Trong đó, có ghi rõ thông tin về các đồng thừa kế di sản của Mẹ, gồm Ba em và 4 người con (ông bà ngoại đã mất trước mẹ em).

Đến tháng 09/2013, Ba em lập di chúc và được công chứng xác nhận. Nội dung di chúc ghi rõ rằng em sẽ là người thừa kế toàn bộ tài sản, bao gồm 1/2 căn nhà thuộc quyền sở hữu và sử dụng của Ba, cũng như phần căn nhà mà Ba em được nhận thừa kế từ Mẹ. Hiện tại, Ba em đã qua đời, và gia đình muốn tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế để chuyển tên sổ hồng cho em đứng tên, nhằm thuận tiện cho việc bán nhà sau này.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là trong số các anh chị em, có một người hiện đang sống ở nước ngoài và gia đình đã không liên lạc được với người này suốt hai năm qua. Vì vậy, không thể yêu cầu người đó trở về Việt Nam để làm thủ tục hoặc ký giấy ủy quyền. Em rất mong nhận được sự tư vấn pháp luật thừa kế di sản có người không ký tên khai nhận để đảm bảo quyền lợi theo di chúc của Ba em.

Trả lời:

Trường hợp của em khá phức tạp, đặc biệt do có một người thừa kế ở nước ngoài mà không thể liên lạc được. Tuy nhiên, dựa trên các tình tiết em đã cung cấp, có một số thủ tục và giải pháp pháp lý như sau:

    1. Khai nhận di sản thừa kế:

    Sau khi Mẹ em qua đời mà không để lại di chúc, phần di sản của bà (1/2 căn nhà) sẽ được chia theo pháp luật. Những người thừa kế bao gồm Ba em và 4 người con. Thông tin này đã được gia đình ghi nhận trong Tờ khai lệ phí trước bạ vào năm 2004. Phần di sản này sẽ được chia đều cho Ba em và các con.

    Khi Ba em qua đời, di chúc của ông chỉ định em là người thừa kế toàn bộ phần tài sản của Ba, gồm 1/2 căn nhà của ông và phần di sản Ba em được nhận thừa kế từ Mẹ. Để thực hiện các quyền lợi theo di chúc, em cần tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

    Thủ tục này yêu cầu sự đồng ý và chữ ký của tất cả những người thừa kế còn lại (gồm cả các anh chị em của em). Nếu một trong các anh chị em không thể có mặt, họ cần phải lập giấy ủy quyền cho người khác đại diện thay họ ký vào hồ sơ.

    2. Tư vấn pháp luật thừa kế di sản có người không ký tên khai nhận như sau:

     Xử lý vấn đề người thừa kế ở nước ngoài:

    Việc không thể liên lạc với người thừa kế đang ở nước ngoài khiến thủ tục khai nhận di sản trở nên phức tạp hơn. Dưới đây là hai giải pháp pháp lý em có thể xem xét:

    • Khởi kiện ra tòa để yêu cầu phân chia di sản thừa kế: Em có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu tòa phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật. Khi đó, em cần cung cấp đầy đủ địa chỉ của tất cả các đồng thừa kế, bao gồm người đang sống ở nước ngoài, để tòa án triệu tập họ. Nếu người thừa kế ở nước ngoài không thể có mặt, tòa án vẫn có thể tiến hành phân chia di sản mà không cần sự có mặt của họ, theo quy định của pháp luật.

tu-van-phap-luat-thua-ke-di-san-co-nguoi-khong-ky-ten-khai-nhan

    • Yêu cầu Tòa án tuyên bố người thừa kế mất tích: Nếu em và gia đình đã tìm kiếm nhưng không thể liên lạc với người thừa kế ở nước ngoài trong suốt hai năm qua, em có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố người này mất tích theo quy định. Sau khi có quyết định tuyên bố mất tích, phần di sản thuộc về người thừa kế này sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.

    3. Thủ tục chuyển tên sổ hồng:

    Sau khi hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc đạt được thỏa thuận phân chia di sản, em có thể tiến hành thủ tục chuyển tên sổ hồng. Hồ sơ chuyển tên sổ hồng cần chuẩn bị bao gồm:

    • Giấy chứng tử của Ba và Mẹ em.

    • Di chúc của Ba em đã được công chứng.

    • Giấy tờ xác nhận sự đồng ý của các đồng thừa kế khác, hoặc quyết định phân chia di sản của Tòa án (nếu có tranh chấp).

    Nếu các đồng thừa kế không thể đồng ý hoặc không đủ điều kiện ký tên, em cần sự can thiệp của Tòa án để có thể thực hiện quyền thừa kế và chuyển tên sổ hồng theo quy định.

    Qua việc tư vấn pháp luật thừa kế di sản có người không ký tên khai nhận như trên em cần tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên, do có một người thừa kế ở nước ngoài mà không thể liên lạc được, em có thể chọn giải pháp khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó bị mất tích. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi của em theo di chúc Ba em để lại, đồng thời thuận lợi cho việc hoàn tất thủ tục chuyển tên sổ hồng.

Gọi ngay 0931 836 799

ĐỂ ĐƯỢC LUẬT SƯ TRỢ GIÚP LUẬT MỘT CÁCH TỐT NHẤT

Cần thông tin thêm vui lòng liên hệ các kênh liên lạc của chúng tôi

Chi tiết
Back to Top
Gọi Zalo logo Zalo Bản đồ Messenger